Nội dung bài viết
Hyundai Tucson và Mazda CX-5 nên mua xe nào? Hyundai Tucson và Mazda CX-5 hai con xích thố thuộc SUV 5 chỗ Crossover, cả CX-5 và Tucson đều là 2 con bài chiến lược của hai hãng xe Mazda và Hyundai, giá của 2 chiếc SUV này trên dưới 1 tỷ, rất khó để cho người sử dụng băn khoan và nên hay không chọn cho mình chiếc xe nào?
Hyundai Tucson và Mazda CX-5 nên mua xe nào?
Có lẽ những người đang quan tâm đến dòng xe crossover 5 chỗ hiện nay đang chú ý đến các mẫu xe như Honda CR-V, Mazda CX-5, Hyundai Tucson hay Kia Sportage. Thông số kĩ thuật cũng như trang thiết bị tiện nghi của 2 dòng xe Tucson và CX-5 (vì khá tương đồng về trang bị và động cơ)
Kích thước
Hyundai Tucson và Mazda CX-5 đều có thiết kế trẻ trung và mang đậm phong cách thể thao. Các chi tiết ở phần đầu xe khá đồng đều.
Xét về kích thước tổng thể, Mazda CX-5 dài hơn so với Hyundai Tucson 65 mm, cao hơn 50 mm và rộng hơn 50 mm. Chiều dài cơ sở của chiến binh đến từ nước Nhật cũng nhỉnh hơn 30 mm so với đối thủ của mình.
Đáng ngạc nhiên là mặc dù có kích thước tổng thể và chiều dài cơ sở lớn hơn nhưng CX-5 lại có trọng lượng nhẹ hơn so với Hyundai Tucson 97kg. Mazda CX-5 có bán kính quay vòng lớn hơn Hyundai Tucson, 5,55 m so với 5,3 m.
Bù lại, Hyundai Tucson đã lấy lại số điểm đã mất nhờ sở hữu khoang hành lý rộng hơn (488 lít so với 403 lít trên Mazda CX-5). Tuy nhiên khi gập hàng ghế thứ 3 lại thì dung tích của CX-5 lại lớn hơn (1.560 lít so với 1.487 lít trên Hyundai Tucson).
Nội thất
Trang bị nội thất trên cả Hyundai Tucson và Mazda CX-5 đều được làm từ chất liệu cao cấp cho cảm giác sang trọng.
Điểm nhấn bên trong nội thất của Mazda CX-5 là núm xoay điều khiển, hệ thống thông tin giải trí giống như trên Audi. Trong khi đó, thiết kế nội thất của Hyundai Tucson lại trực quan và dễ sử dụng.
Tuy nhiên, nhìn chung hệ thống thông tin giải trí trên Hyundai Tucson 2016 trực quan và dễ sử dụng hơn, vì giao diện được thiết kế đơn giản, người dùng dùng không phải qua lại nhiều menu để thực hiện lệnh. Hệ thống này trên Tucson cũng đi kèm Apple CarPlay, cho phép đồng bộ iPhone và màn hình trung tâm của xe, như là một trang bị tiêu chuẩn.
Khả năng vận hành
Dưới nắp ca-pô của Hyundai Tucson và Mazda CX-5 đều trang bị động cơ 2.0L 4 xy-lanh phun xăng trực tiếp. Tucson 2016 nhỉnh hơn cả về công suất, 164 so với 153 mã lực, và mô-men xoắn, 205 Nm so với 200 Nm.
Tuy nhiên CX-5 được trang bị công nghệ SKYACTIV tiết kiệm nhiên liệu, tính năng tự động tắt và khởi động lại khi dừng đèn đỏ. Nhờ trang bị công nghệ này, CX-5 đạt mức tiêu hao nhiên liệu khi chạy thử trên thực tế là ở khoảng 9.1 lít/100km, so với Hyundai Tucson là 10.3 lít/100km.
Khả năng tăng tốc từ 0 – 60 km/h của Mazda CX-5 là trong vòng 5.1 giây, trong khi Hyundai Tucson phải mất 5.3 giây. Khoảng cách này tăng lên trong bài kiểm tra tăng tốc 0 – 100 km/h, với CX-5 đạt thời gian 11,2 giây so với 12,2 giây của Tucson. Một phần nguyên nhân có thể là do loại lốp mà 2 chiếc xe sử dụng. Tucson dùng loại Kumho 225/55 đi cùng la-zang hợp kim 18 inch. Trong khi đó lốp trang bị trên Mazda CX-5 là loại Yokohama 225/65 với la-zang hợp kim 17 inch.
Mazda CX-5 2016 và Hyundai Tucson 2016 đều có tùy chọn hộp số tự động 6 cấp với chế độ bán tự động (chuyển số tay). Hộp số CX-5 chiếm ưu thế khi ở chế độ bán tự động, nhưng hộp số Tucson cũng hoạt động rất tốt khi ở chế độ hoàn toàn tự động.
Cảm giác lái
Cả 2 mẫu xe đều dùng vô lăng trợ lực điện và điều chỉnh độ đầm tùy theo tốc độ. Song vô lăng của CX-5 cho phản hồi thật hơn. Vô lăng trên Hyundai Tucson tự trả lái hơi nhanh khi ôm cua. So với đối thủ của mình thì CX-5 cũng có vẻ ổn định hơn khi vào cua. Sự khác biệt này cũng phụ thuộc phần nhiều vào sự khác biệt của kích cỡ lốp.
Có rất ít sự khác biệt giữa hiệu quả của hệ thống treo trên 2 xe. Cả 2 đều xử lý những cú dằn xóc khá tốt. Mặt khác, Hyundai Tucson có khả năng cách âm khá tốt. Chỉ số đo độ ồn trên mẫu xe Hàn khi đi với tốc độ 80km/h là 74db, thấp hơn so với con số 76db đo được trên mẫu xe Nhật.
Thông số kỹ thuật Hyundai Tucson 2016 và Mazda CX-5 2016
Hyundai Tucson | Mazda CX-5 2.0 | |
Dài x rộng x cao (mm) | 4.475×1.850×1.660 | 4.540×1.840×1.670 |
Chiều dài cơ sở (mm) | 2.670 | 2.700 |
Mâm xe | 18” | 19” |
Động cơ | Xăng I4 Nu 2.0 | Xăng I4 Skyactiv 2.0 |
Công suất | 156 mã lực @6.200 v/p | 153 mã lực @6.000 v/p |
Momen | 196 Nm @4.000 v/p | 200 Nm @4.000 v/p |
Các chế độ lái | Eco/ Normal/ Sport | Normal/ Sport |
Hộp số | Tự động 6 cấp | Tự động 6 cấp |
Dẫn động | Cầu trước | Cầu trước |
Gương hậu | Chỉnh, gập điện tự động | Chỉnh, gập điện |
Cốp xe | Đóng mở bằng điện | Đóng mở bằng tay |
Phanh tay | Điện tử – có Auto Hold | Điện tử |
Đèn pha | LED | LED |
Đèn ban ngày | LED | LED |
Cửa sổ trời | Panorama | Cửa sổ trời thông thường |
Chìa khoá thông minh | Có | Có |
Nút bấm khởi động | Có | Có |
Điều hoà tự động | 2 vùng | 2 vùng |
Điều hoà ghế sau | Có | Không |
Ghế sau ngã thêm | Có | Không |
Ghế người lái | Chỉnh điện | Chỉnh điện |
Ghế trước bên phụ | Chỉnh điện | Chỉnh tay |
Vô lăng tích hợp nút bấm | Có | Có |
Đàm thoại rảnh tay | Có | Có |
Cruise Control | Có | Có |
Camera lùi | Trên gương hậu | Trên màn hình trung tâm |
Hệ thống giải trí | Kết nối USB/ AUX/ Bluetooh/ CD/Mp3 với loa thường | Mazda Connect kết nối USB/ AUX/ Bluetooh/ DVD/Mp3 với loa Bose |
Túi khí | 6 túi | 6 túi |
Cân bằng điện tử | Có | Có |
Phanh ABS | Có | Có |
Ổn định thân xe VSM | Có | Có |
Cảm biến lùi | Có | Có |
Xuất xứ | Nhập Hàn Quốc | Lắp ráp Việt Nam |
Giá xe | 1,035 tỷ đồng | 1,039 tỷ đồng |